Mụn trứng cá gây ra ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có cách hiểu đúng khi điều trị mụn.
Người ta vẫn nghĩ rằng ánh nắng mặt trời sẽ giúp cải thiện mụn trứng cá. Mặc dù phơi nắng có thể làm cho mụn trứng cá nhìn ít nghiêm trọng, nhưng không làm mụn biến mất vĩnh viễn – và một số người thấy rằng, da của họ tiết ra loại dầu sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm cho mụn của họ tồi tệ hơn.
Ánh nắng mặt trời làm cho mụn của họ tồi tệ hơn (Nguồn: Phunutoday)
Nhiều bạn gái trẻ thậm chí chưa có quan hệ tình dục cũng rỉ tai nhau bí kíp này. Các bạn quá nôn nóng trị hết mụn mà bất chấp tất cả. Nên nhớ rằng, thuốc ngừa thai đúng như công dụng của nó là để ngừa thai là chính, giảm mụn chỉ là 1 tác dụng đi kèm hỗ trợ thêm.
Dùng thuốc tránh thai để điều trị mụn là không tốt (Nguồn: Phunutoday)
Nếu bạn đã có gia đình, việc dùng thuốc này mang lại kết quả song song là điều có thể. Nhưng với những bạn trẻ còn đang ở trong giai đoạn phát triển, uống thuốc này trong một thời gian dài sẽ mang lại nhiều hệ lụy không mong muốn.
Mụn trứng cá biểu hiện trên da là hiện tượng viêm nang lông tuyến bã. Khi các tuyến này tiết ra nhiều, miệng tuyến bã bị bịt kín do sừng hóa, bụi bẩn... các chất nhờn sẽ tích tụ tạo nhân mụn. Trường hợp có sự tác động của vi khuẩn P. acnes có sẵn trong nang lông tuyến bã, của tụ cầu... do bội nhiễm từ ngoài sẽ tạo thành các mụn mủ, mụn bọc.
Nguyên nhân nổi mụn chưa hẳn là do nóng gan (Nguồn: Phunutoay)
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khiến mụn mọc nhiều hơn và tái phát liên tục: thay đổi nội tiết; căng thẳng thần kinh; rối loạn tiêu hóa ( táo bón, ăn nhiều chất cay nóng, đường mỡ...); lạm dụng các mỹ phẩm không thích hợp, các chế phẩm chứa corticoid.
Còn theo y học cổ truyền, mụn trứng cá do nhiệt tích tụ trên da tạo nên mụn trứng cá. Còn nguyên nhân “gan nóng” khiến cơ thể mệt mỏi, nổi mụn ở chân tay... nhưng lại ít liên quan đến mụn trứng cá. Một lá gan khỏe thì cơ thể khỏe và ít mụn nhọt, nhưng nguyên nhân gây mụn trứng cá thì không phải là do “gan nóng” .
Trường hợp mụn mủ có thể bôi chế phẩm chứa kháng sinh, kháng khuẩn theo chỉ dẫn của thầy thuốc, có thể kết hợp với chế phẩm giảm sừng hóa, tan nhân mụn.
>> Tạm biệt mụn với một củ khoai tây
>> 3 loại mặt nạ trị mụn bọc tại nhà
Nguồn: Phunutoday