>> 5 nhóm thực phẩm càng ăn càng đẹp
Nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì và là mầm mống gây ung thư là do thói quen ăn uống hằng ngày sai cách của chúng ta. Hầu như mọi người thường có xu hướng rất thích các món ăn chiên xào, bánh ngọt, đặc biệt là trào lưu nghiện các món ăn phô mai. Nhìn bề ngoài đây có lẽ là những món ăn ngon, có thể thỏa mãn được cơn thèm ăn của bản thân, nhưng thực chất chúng lại gây tác hại về sau cho cơ thể của chúng ta. Sau đây là tác hại của 4 nhóm thực phẩm được nhiều người sử dụng nhiều nhất:
Trong đường ( thường là đường kính ) và các loại siro đều có chứa thành phần đường đơn glucozo và đường fructozo với tỷ lệ khoảng 1:1. Thông thường, từng tế bào trong cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa đường glucozo thành chất hữu ích, nhưng đối với fructozo thì chỉ có gan là cơ quan có thể chuyển hóa chúng. Nếu là lượng fructozo nhỏ, như chúng ta thường thấy trong trái cây, thì gan có thể dễ dàng chuyển hóa fructozo thành những chất có ích cho cơ thể, nhưng nếu lượng fructozo quá nhiều sẽ khiến gan bị quá tải, dẫn đến nó sẽ tự động chuyển hóa fructozo thành chất béo. Chính loại chất béo này là nguyên nhân gây ra các bệnh như gan nhiễm mỡ, béo phì. Đây là lý do khiến đường tuy chứa nhiều calo, giúp cơ thể có cảm giác no, nhưng đó lại là calo rỗng, trong đó không chứa bất kỳ vitamin hay khoáng chất gì tốt cho cơ thể cả.
Việc bổ sung đường trong bữa ăn hằng ngày có thể giúp bữa ăn thêm ngon miệng, kích thích sự thèm ăn hơn, nhưng nó lại dẫn đến một vòng lẩn quẩn là cứ ăn, rồi lại thèm ăn, mặc dù no nhưng vẫn cứ thèm ăn, dẫn đến tăng cân, béo phì. Theo các nghiên cứu khoa học, người ta còn thấy rằng, việc ăn đường sẽ làm rối loạn qua trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó liên kết đến các bệnh khác về gan, tim, máu,... hay thậm chí là nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư.
Đường tuy chứa nhiều calo, giúp cơ thể có cảm giác no nhưng
là calo rỗng không chứa bất kỳ vitamin hay khoáng chất gì tốt cho cơ thể cả.
( Nguồn:cafef )
Axit béo thuộc loại chất béo không bão hòa, đã được tinh luyện, biến đổi cấu trúc hóa học để tạo ra thành phẩm ở dạng chất rắn ở nhiệt độ phòng. Các axit béo thường xuất hiện tronh các loại đồ ăn vặt như kẹo socola, bánh oreo, các loại snack, ... . CÁc axit béo khi đi vào cơ thể, sẽ tạo ra một lượng cholesterol LDL nhỏ- đậm đặc, làm giảm HDL, tăng lượng mỡ tích tụ trong bụng, dẫn đến béo phì, bệnh về tim mạch, tích tụ quá nhiều sẽ gây đè ép lên các mạch máu, làm chậm quá trình tuần hoàn máu.
Axit béo thường chứa trong các loại đồ ăn vặt. ( Nguồn: kenh14 )
Dầu công nghiệp là dầu đã qua tinh chế, được chiết xuất từ các lại hạt và thực vật như dầu hạt ngô, dầu đậu nành, dầu hạt bông, dầu hạt hướng dương và dầu canola. Phương pháp chiết xuất rất phức tạp và cần có nhiệt độ cao, áp lực, chất tẩy trắng và dung môi độc hại hexane.
Mặc dù được chiết xuất từ thực vật tuy nhiên dầu công nghiệp vẫn bị xếp vào nhóm thực phẩm không tốt cho cơ thể vì chúng có chứa một lượng lớn axit béo Omega-6, nhưng cơ thể chúng ta chỉ cần phải tiêu thụ các loại Omega-6 và Omega-3 với một định lượng nhất định. Nếu cung cấp quá nhiều, dẫm đến dư thừa sẽ gây viêm, và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh về tim mạch.
Nếu muốn nâng cao sức khỏe, và giảm thiểu bệnh tật hãy giảm sử dụng các loại dầu công nghiệp này trong chế biến thức ăn, thay thế chúng bằng dầu oliu, hay dầu dừa, những loại dầu này đã được kiểm nghiệm là tốt cho cơ thể, cung cấp lượng chất béo và omega vừa đủ cho cơ thể.
Đa số mọi người thường rất thích ăn tinh bột, nó thường có trong bánh ngọt, bánh mặn hay bánh lạt, kể cả cơm đặc biệt là phương Tây, họ rất thích dùng bột mỳ trong các bữa ăn chính để thay thế cơm như dạng sandwich, hamburger, bánh quy, ngũ cốc. Thoạt nhìn bột mỳ là chất rắn, vị lạt, không chứa nhiều đường và chất béo, thế nhưng lý do khiến nó trở thành thực phẩm không nên ăn nhiều là vì lúa mỳ có chứa một lượng lớn protein thường gọi là glutein.
Bánh thường không tốt cho cơ thể vì chúng có chứa glutein.
( Nguồn: lambanh365 )
Những người thuộc loại nhạy cảm với gluten có phản ứng miễn dịch ở đường tiêu hóa khi tiêu thụ chất này. Phản ứng này có thể làm hỏng lớp niêm mạc ruột và gây đau đớn, đại tiện kém, đầy hơi, mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác.
Cũng có bằng chứng cho thấy glutenicó thể làm cho lớp niêm mạc ruột dễ thẩm thấu hơn, có khả năng khiến các chất khác từ đường tiêu hóa bị rò rỉ vào trong máu, từ đó dẫn tới một loạt các vấn đề khác về máu, và các cơ quan mà máu lưu thông tới. Để giảm thiểu bệnh tật cũng như tránh tình trạng tăng cân, béo phì, hãy giảm bớt lượng tinh bột cung cấp vào cơ thể đến mức thấp nhất, và thay thế bằng các loại thực phẩm cung cấp tinh bột khác như gạo lứt, yến mạch. Trong một nghiên cứu, lúa mỳ nguyên chất còn làm tăng cholesterol LDL lên tới 8%, số hạt LDL tăng 14% và LDL nhỏ-đậm đặc tăng tới 60,4% so với yến mạch nguyên chất.
( Nguồn: tapchidinhduong )