Đặt chuông báo thức thật lớn là giải pháp của rất nhiều bạn để chống lại cơn buồn ngủ lúc bình minh. Tuy nhiên, cách này rất ít khi mang lại tác dụng đánh thức, mà trái lại còn để lại nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ.
Chuông báo thức quá lớn
Đặt chuông báo thức thật lớn là giải pháp của rất nhiều bạn để chống lại cơn buồn ngủ lúc bình minh. Tuy nhiên, cách này rất ít khi mang lại tác dụng đánh thức, mà trái lại còn để lại nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ.
Việc bị đánh thức bởi âm thanh quá lớn rất dễ khiến bạn bị giật mình, ảnh hưởng không tốt tới thần kinh, hơn thế nữa tiếng chuông báo thức quá ồn ào sẽ gây ra cảm giác khó chịu.
Đặc biệt, theo các nhà tâm lý học đến từ nước Anh, lý do khiến bạn thức dậy sau âm thanh quá lớn như vậy là bởi tai bị tổn thương, gửi các tín hiệu báo lên não. Điều này có thể gây nên cảm giác nhức đầu, ù tai, chóng mặt… Nghiêm trọng hơn, nếu thường xuyên kéo dài tình trạng này, khả năng thính giác bị ảnh hưởng là điều rất dễ xảy ra.
Chế độ báo thức lặp lại
Đây là cách đặt chuông ngắt quãng, tiếng chuông sẽ tự động ngắt sau vài phút và lặp lại thường xuyên. Thực tế, cách này không mang lại hiệu quả cao trong việc đánh thức, nhất là khi đã quen bởi não của chúng ta sẽ dần bị “vô cảm” với chuông báo. Điều này cũng khiến giấc ngủ bị chập chờn, ngủ không sâu, khiến bạn có cảm giác uể oải, mệt mỏi sau khi thức dậy. Không chỉ thế, việc giấc ngủ bị “làm phiền” liên tục bởi tiếng chuông dai dẳng có thể khiến cho huyết áp tăng, nhịp tim đập mạnh, lâu dần sẽ gây ra các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch.
Bên cạnh đó, chế độ báo thức lặp lại này còn có thể gây ảnh hưởng tới tinh thần, làm gia tăng lượng hormone gây căng thẳng. Chúng ta vì thế mà cũng dễ bị stress, mệt mỏi, hiệu quả học tập và làm việc giảm sút.
Cách tốt nhất, các bạn hãy đặt chuông báo thức vào đúng thời điểm mà bạn cần thức dậy. Bạn có thể nằm vài phút trên giường, vươn vai để tỉnh táo hơn, đồng thời tránh những nguy hiểm cho huyết áp và tim mạch. Thế nhưng cũng tuyệt đối tránh việc tắt đồng hồ và ngủ tiếp nhé, bạn sẽ ngủ quên đó.
Báo thức bằng điện thoại di động
Việc để điện thoại ở gần trong lúc ngủ có thể gây ra rất nhiều phiền toái. Nó khiến giấc ngủ của bạn bị phá hỏng mỗi khi có báo hiệu từ điện thoại. Âm thanh và ánh sáng từ màn hình có tác động rất lớn đến chúng ta, kích thích các tế bào trong mắt, khiến não bộ “hiểu lầm” thời điểm đó là ban ngày, ảnh hưởng không tốt tới nhịp sinh học của cơ thể, dẫn tới chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Chưa kể, các bức xạ điện từ cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Một số bạn còn có thói quen để điện thoại trên đầu giường hoặc ngay cạnh khi nằm ngủ. Khi vô tình nằm đè lên chúng, máu sẽ không được truyền đi khắp cơ thể, làm cho một số chức năng của các cơ quan nội tạng bị đình trệ, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng. Không chỉ vậy, huyết áp và nhịp tim cũng bị tác động không nhỏ do huyết áp tăng để đảm bảo lượng máu bơm đi, tim đập nhanh hơn. Về lâu dài, nó sẽ gây ra các căn bệnh nguy hiểm như giãn mạch máu, cao huyết áp, bệnh tim mạch…