Các bài tập vận động phù hợp từ giai đoạn sơ sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển não bộ của bé. Những hoạt động vận động trong giai đoạn đầu đời, sẽ là nền tảng tốt cho các hoạt động thể dục thể thao và có tác động tích cực đến kết quả học tập của bé sau này.
Nếu như các bài tập vận động ở giai đoạn bé từ 0 - 3 tháng tuổi hay từ 4 - 6 tháng tuổi còn khá đơn giản thì khi bước giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi, bé sẽ bận rộn với các hoạt động hơn rất nhiều.
Bước vào giai đoạn này “công cuộc khám phá thế giới” của bé đã trở nên thú vị hơn rất nhiều. Khả năng điều khiển các bộ phận trên cơ thể của bé cũng thành thục hơn rất nhiều. Với những bước chuẩn bị từ những bài tập vận động đơn giản ở các giai đoạn phát triển trước, các hệ cơ, đặc biệt là cơ chân của bé đã trở nên khỏe hơn, sẵn sàng cho những bước phát triển tiếp theo của các kĩ năng đặc trưng trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi như: đi, đứng, leo trèo, chạy... Bên cạnh đó việc phối hợp vận động và phát triển các khối cơ nhỏ như bàn tay, ngón tay cũng dần được chú ý.
Đây là thời điểm mà các bé thực sự bắt đầu rèn luyện việc giữ thăng bằng với những bước đi đầu tiên bằng sự hỗ trợ của bố mẹ hay vịn tay vào các đồ vật trong gia đình. Hãy khuyến khích bằng cách hạn chế thời gian trong nôi, cũi hay trên xe đẩy và loại bỏ hết mọi vật cản để đảm bảo an toàn cho bé.
Một lưu ý vô cùng quan trọng, trong giai đoạn bé tập đi, tất chân hay giày dép là điều bạn cần phải thực sự lưu ý nếu muốn giúp bé. Những những đôi tất, dép có bề mặt thật mềm và linh hoạt sẽ là trợ thủ đắc lực cho bé bằng không, nó sẽ trở thành kẻ phá bĩnh không tên đối với việc rèn luyện của trẻ.
Tập đi được xem là kỹ năng quan trọng nhất trong giai đoạn này. Nếu có thể hãy hỗ trợ bé đứng và đi. Khuyến khích bé tham gia “cuộc hành trình” với việc sắp đặt “chuỗi chướng ngại vật” bằng các vật dụng trong gia đình như: sofa, gối, thú bông... đảm bảo bé sẽ luôn hứng thú để tiếp tục khám phá.
Đây là một kỹ năng tuyệt vời, nhưng lại có không ít bố mẹ e dè và cố giúp bé tránh xa. Thực ra kỹ năng này lại vô cùng quan trọng cho sự an toàn của trẻ. Hơn thế nữa, hoạt động này còn mang lại cơ hội phát triển khả năng phối hợp hoạt động thể chất cho trẻ.
Hãy cho bé cơ hội và thời gian để tự leo. Giúp bé biết quan sát xung quanh từ phía trên và leo xuống bằng việc hạ chân xuống trước. Nếu bé chưa sẵn sàng, hãy khuyến khích con bằng việc đặt một đồ chơi bé thích ở phía trên, bé sẽ muốn leo lên ngay thôi.
Trong khoảng tháng thứ 7 đến tháng thứ 9, bằng việc khuyến khích bé nắm, với và chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác là bạn đã giúp bé phát triển khả năng phối hợp vận động. Hãy khuyến khích bé sử dụng tay không thuận nữa nhé!
Việc khuyến khích vận động với âm nhạc là một điều tuyệt diệu trong giai đoạn này. Nó không chỉ giúp bé phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, mà qua đó giúp bé hình thành tư duy phối hợp khi vận động cơ thể theo giai điệu.
Kỹ năng này có dấu hiệu thuần thực ở giai đoạn này. Đây cũng là yếu tố tốt, để phát triển khả năng điều khiển cơ tay của bé. Hãy khuyến khích bé sử dụng các ngón tay để lấy đồ chơi trong hộp, sử dụng bút màu, thìa dĩa, thậm chí ăn bằng tay...Còn gì tuyệt hơn khi bạn cũng có thể tận dụng thời gian tắm của bé để vừa giúp bé sử dụng sự linh hoạt của ngón tay với các món đồ chơi mà bé thích sẽ phát triển vận động cho trẻ.
Chắc chắn đây một hoạt động phối hợp vận động rất tốt cho trẻ. Bạn cũng có thể tranh thủ giới thiệu về màu sắc, hình dáng, kích cỡ của các loại bóng cho con. Hãy bắt đầu với những hoạt động đơn giản như lăn bóng qua lại, nảy bóng, tung bóng... Rồi bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy bé ném bóng ngược lại phía mình.