Tuy nhiên, vẫn có nhiều mẹ chưa thật sự nắm vững các nguyên tắc này. Dưới là một số nguyên tắc cần lưu ý.
Những khu vực da bé thường xuyên cọ xát với tã giấy như khu vực bên trong bẹn, phần đùi trong... hay vùng mông thì khả năng bị hăm tã rất cao. Nguyên nhân là do da bé vốn rất mỏng và nhạy cảm nên nếu mẹ sử dụng tã giấy có chất liệu không mềm mại, thô ráp hay mặc tã quá chật, da bé cọ xát với tã sẽ gây trầy xước da, da nổi mẩn đỏ, là điều kiện lý tưởng để hăm tã tấn công.
Vì vậy, khi chọn tã cho bé, mẹ chú ý chỉ chọn những loại có chất liệu tốt, mềm mại và mặc tã vừa vặn để hạn chế sự cọ xát cho da bé.
Vùng mông, bẹn là những vùng được quấn tã nên thường xuyên tiếp xúc với enzyme trong chất thải của bé như nước tiểu, phân mà cũng chính là những tác nhân gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm của bé.
Vì vậy, nếu mẹ chủ quan, quên thay 4 tiếng mỗi lần sẽ vô tình để da bé tiếp xúc quá lâu với các enzyme trong môi trường ẩm ướt không thoáng khí, không vệ sinh, dễ dẫn đến tình trạng hăm tã hay da bé bị nổi những nốt đỏ, đau rát, gây khó chịu cho bé.
Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ cần lau rửa da thật kỹ, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn mềm và bôi thuốc mỡ trước khi mặc tã hay quần áo để chống hăm cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên có một khoảng thời gian ngắn để da bé tiếp xúc với không khí khô thoáng sau khi tắm xong rồi hãy bôi thuốc mỡ chống hăm.
Điều này tránh gây bí ở các kẽ da và vùng nhạy cảm giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn. Mẹ đặc biệt chú ý khi bé đã bị hăm thì tuyệt đối không dùng phấn rôm hoặc phấn thơm để tránh tình trạng bí da.
Hăm tã là chứng viêm da phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa nắm được “bí quyết” điều trị thật hiệu quả.
Khi bé đã bị hăm, phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả là thoa thuốc trị hăm tã cho bé, cụ thể, mẹ nên chọn thuốc mỡ vì thuốc mỡ không tan trong nước nên sẽ lưu lại trên da bé lâu hơn, giúp kéo dài tác dụng của thuốc so với các loại thuốc khác.
Chú ý, khi một ngón tay bạn đã chạm vào vùng da bé bị hăm thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy thuốc trong tuýp nữa mà dùng một ngón tay khác để lấy thêm thuốc.