Khỏe đẹp

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai qua từng tháng

Cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai là việc hết sức quan trọng vì nó tác động đến sức khỏe của thai nhi cả về sau. Thử tham khảo chế độ dinh dưỡng dưới đây nhé!

Cân bằng dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai là việc hết sức quan trọng vì nó tác động đến sức khỏe của thai nhi cả về sau. Thử tham khảo chế độ dinh dưỡng dưới đây nhé!

Tháng 1

 

Vì là tháng đầu của thai kì nên các bà mẹ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thường xuyên chán ăn. Do hormone thay đổi, tình trạng khó chịu và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến.

Chế độ dinh dưỡng:

Chia các bữa ăn chính thành 5 bữa ăn nhỏ gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm giàu protein từ thịt gà, cá và sữa,…Các loại rau xanh đậm, đậu, bánh mì,…để bổ sung axit folic.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa qua sơ chế kĩ như trứng sống hay thịt tái.

 

Cân bằng chế độ dinh dưỡng trong từng thời kì

Tháng 2

 

Chỉ cần ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ hàm lượng calorie mỗi ngày. Không cần phải ăn quá nhiều.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung các loại thực phẩm thiết yếu như trái cây, sữa, ngũ cốc và các loại đậu

Ăn nhiều thực phẩm chứa axit folic

Không cần thiết uống sữa bầu ở giai đoạn này.

Tháng 3

 

Đây là tháng đánh dấu cột mốc quan trọng cho các bà mẹ,. Bạn sẽ cảm thấy đau đầu và mệt mỏi. Bước sang tháng thứ 3, cơn đau đầu và mệt mỏi sẽ dần tan biển, mọi chuyện sẽ trở nên tích cực hơn.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: canh gà, trái cây, các loại thịt, cá, sinh tố.

Uống nhiều nước lọc, ít nhất là 2 lít mỗi ngày.

Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

 

Đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Tháng 4

 

Ở giai đoạn này, sắt là chất cần thiết nhất đối với cơ thể mẹ bầu vì sắt giúp lưu thông máu dễ dàng

Chế độ dinh dưỡng:

Thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm.

Tuyệt đối không bỏ bữa,ăn. Bổ sung các loại vitamin thiết yếu như: vitamin A  có trong trứng, sữa, tôm, cá, rau dền, cà rốt, bí đỏ; vitamin B1 có trong ngũ cốc, đậu đỏ; vitamin B9 có trong măng tây, trứng, thịt, cá.

Tháng 5

 

Giai đoạn này các mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và bắt đầu “thèm” ăn nhiều món. Lúc này, thai nhi bắt đầu phát triển trí não. Bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để con thông minh ngay từ trong bụng mẹ

Chế độ dinh dưỡng:

Tránh ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn để phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua và các loại thịt xông khói vì nó không chứa nhiều dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA như đậu, trứng, sữa.

Tháng 6

 

Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy rất mau đói do thai nhi dần lớn và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, còi xương cho mẹ và bé, canxi rất cần thiết trong giai đoạn này.

Chế độ dinh dưỡng:

Những thực phẩm dinh dưỡng như lòng trắng trứng, sữa, thịt, ngũ cốc, đậu,.. bổ sung chất béo lành mạnh.

Bên cạnh đó, bổ sung các chất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ để ngăn ngừa táo bón.

Hạn chế ăn các món chứa nhiều mỡ, muối để ngăn ngừa phù chân và các bệnh về tim mạch.

Tháng 7

 

Những ảnh hưởng của thai sẽ khiến bạn mệt mỏi và áp lực: phù chân tay, táo bón, đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ….

Chế độ dinh dưỡng: Nên chia nhiều bữa ăn ra, không bỏ bữa, không ăn quá no. Bổ sung chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Tránh các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.

Tháng 8

 

Trong 3 tháng cuối cùng trước khi sinh, thai phát triển rất nhanh. Bạn nên ăn các loại thực phẩm để có sữa.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung Omega 3, phốt pho, Iốt, kẽm sẽ giúp tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ.

Các thực phẩm giàu chất béo và các thực phẩm lợi sữa cho mẹ như: canh gà, đu đủ xanh hầm giò heo, rau ngót, rau đay,…

 

Tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ 

Tháng 9

 

Tháng thứ 9 là thời kì quan trọng với gia đình. Chế độ dinh dưỡng là sự tổng hợp hài hòa và cân bằng của các thực phẩm tháng trước

Chế độ dinh dưỡng: chia thành 5 bữa ăn. Ăn thêm rau, trái cây. Bổ sung thêm nhiều canxi, chất sắt và vitamin theo toa kê của bác sĩ. Tuyệt đối không bỏ bữa, nhịn ăn.

 

Nguồn và ảnh: lamdepcungdinh