Khỏe đẹp

Những lưu ý giúp trẻ hứng thú với bữa ăn - Phần 2

Như đã giới thiệu ở phần 1. Cùng Bloglamdep tiếp tục với các lưu ý đối với bữa ăn của trẻ ngay sau đây nhé!

Như đã giới thiệu ở phần 1. Cùng Bloglamdep tiếp tục với các lưu ý đối với bữa ăn của trẻ ngay sau đây nhé!

4. Bắt đầu ăn dặm bằng vị mộc

 

Đối với những trẻ bước vào quá trình ăn dặm, để hệ tiêu hoá làm quen thực phẩm một cách tốt nhất thì các bà mẹ nên bắt đầu bằng cháo trắng nấu từ gạo trắng. Có thể tự xay gạo thành bột gạo mịn hoặc có thể nấu với nước theo tỷ lệ bình thường rồi nghiền nhuyễn sao cho cháo mịn và có độ lỏng như sữa chua là phù hợp cho bé ăn. Khi bé mới bắt đầu làm quen với bữa ăn dặm, nên chọn thời điểm thích hợp và cố định, thông thường là vào buổi sáng từ 10 giờ đến 11 giờ và chỉ nên cho bé ăn một cữ thay cho cữ sữa bình thường trong ngày. 

Các thực phẩm khác nên cho bé tập làm quen trong giai đoạn này theo thứ tự: Cháo trắng – Rau, củ – Quả, trái cây có vị nhạt – Đạm trắng (Đậu hũ, thịt, cá). Khi cho trẻ bắt đầu một món mới, cần cho bé ăn liên tục trong 3 ngày để thử phản ứng của bé xem bé có bị dị ứng không thì mới bắt đầu đổi món mới khác.

 

Bắt đầu ăn dặm bằng vị mộc (ảnh: bbcooker)

 

Bé từ 7 tháng trở lên, một khi đã quen dần với các loại thực phẩm trên, mới bắt đầu cho ăn nhóm thực phẩm khác. Cụ thể là các loại trái cây ngọt, các thực phẩm có chất đạm, các loại hải sản có vỏ… Nguyên tắc nhất quán vẫn là: Không nêm thêm bất kì gia vị gì cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nếu cần tăng thêm hương vị cho các món ăn, mẹ có thể sử dụng nước dùng được hầm từ các loại rau củ quả tự nhiên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng các loại gia vị tự nhiên như lá mùi, bột quế, lá húng, bột tỏi, tự làm bột tôm, rong biển rắc cháo cho bé,...để kích thích bé ăn ngon hơn.

5. Tăng độ thô theo đúng thời điểm

 

- Giai đoạn bắt đầu từ 6-7 tháng: Tất cả thức ăn cho trẻ cần được nghiền nhuyễn, có độ lỏng thích hợp, mềm và mịn. Với cháo hoặc các loại củ, độ lỏng thích hợp là giống như sữa chua. Với thịt cá, mẹ để đông lạnh rồi dùng dao bào nhỏ, băm lại cho thật nhuyễn rồi hoà cùng với nước cho thịt, cá không vón cục và hấp chín cho bé dễ ăn.

- Giai đoạn thứ hai từ 8-9 tháng: Tăng độ thô từ bào nhuyễn sang băm và thái nhỏ. Cháo có thể xay vỡ, nấu đặc hơn và nghiêng thìa sao cho không chảy thành dòng nữa. Rau củ thái thành hạt lựu. 

- Giai đoạn thứ ba từ 9-11 tháng: Chuyển từ cháo hạt vỡ sang nguyên hạt và đặc. Rau, củ, quả, thịt cắt thành khối nhỏ.

- Giai đoạn thứ tư 12 tháng: Chuyển cháo thành cơm nát, bữa ăn cho bé được chế biến theo gia đình và để nguyên.

 

Tăng độ thô theo từng thời điểm thích hợp (ảnh: Glucankiddy)

6. Ăn đa dạng thực phẩm, cố định theo bữa và ngồi ghế chuyên dụng

 

Nguyên tắc là khi ăn dặm, trẻ cần được làm quen với đa dạng thực phẩm theo từng thời điểm, như thế bé sẽ cảm thấy sự hấp dẫn qua từng loại thực phẩm. Để rèn luyện bé ăn ngoan, cần tập cho bé ngồi ghế, rửa tay, hình thành thói quen ăn uống cố định một chỗ theo bữa. Với trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn lắt nhắt nhiều cữ làm phá vỡ giờ sinh học của bé, dẫn đến việc bé không cảm thấy đói khi đến giờ ăn.

Chia ra thành cữ ăn dặm cho bé như sau:

- Giai đoạn 1 (6-7 tháng): Ngày 1 bữa ăn dặm. Không cần cho ăn thêm hoa quả, sữa chua.

- Giai đoạn 2 (8-9 tháng): Ngày 2 bữa ăn dặm, vào buổi sáng và tối. Không cần cho ăn thêm hoa quả, sữa chua.

- Giai đoạn 3 (9-11 tháng): Ngày 2 bữa ăn dặm, vào buổi sáng và tối. Thêm một bữa ăn phụ với ván sữa hoặc hoa quả vào buổi chiều khi ngủ dậy.

- Giai đoạn 4 (12 tháng): Ngày 3 bữa ăn dặm, vào buổi sáng, trưa và tối. Các bữa sữa và hoa quả tuỳ theo nhu cầu của bé. 

 

Hình thành thói quen cho trẻ (ảnh: Edumall)

 

Nếu bé không chịu ăn, cắt bỏ ngay bữa ăn đó, để bé đói, tuyệt đối không nên dỗ dành hay doạ nạt bé. Mẹ cần kiên nhẫn để theo đuổi một phương pháp này khi đã chọn lựa và đừng nên bỏ cuộc, cũng đừng lo lắng khi thấy con không tăng cân hoặc không tỏ ra hợp tác trong một thời điểm nào đó. 

>> Những lưu ý giúp trẻ hứng thú với bữa ăn - Phần 1

 

Nguồn: Meohaybotui