Khỏe đẹp

Phụ nữ đang mang thai ăn gì là tốt nhất

Ăn nhiều loại trái cây có nhiều màu sắc: xanh lá, đỏ, cam, vàng, tím, trái cây và rau quả màu trắng sẽ đảm bảo rằng bạn và em bé nhận được nhiều chất dinh dưỡng.
Các bà mẹ nên có một chế độ ăn uống lành mạnh trước, trong và sau khi mang thai. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết đảm bảo sự phát triển toàn diện đối với thai nhi và sức khỏe của bà mẹ mang thai. Sau đây là một số gợi ý về những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai.

 

1. Trứng 

 

Trứng chứa hơn 12 vitamin và khoáng chất, bên cạnh đó, trứng cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào. Trong quá trình mang thai, bà mẹ rất cần bổ sung protein để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Đặc biệt, protein là yếu tố cần thiết nhất để hình thành và phát triển các tế bào của thai nhi.

Trứng cũng giàu choline, thúc đẩy tăng trưởng tổng thể của thai nhi và sức khỏe não bộ, đồng thời giúp ngăn ngừa những khuyết tật về thần kinh.

Trong điều kiện quá mệt mỏi và không thể nấu một bữa ăn đầy đủ, bà mẹ mang thai có thể ăn một vài quả trứng luộc để đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể.

 

 

2. Cá hồi

 

Cá hồi không chỉ chứa nhiều protein mà còn là nguồn cung cấp rất lớn nguồn omega - 3 rất tốt cho cơ thể. Không giống như cá kiếm, cá thu, cá kình, cá mập… cá hồi chứa lượng metyl thuỷ ngân thấp, đây là một hợp chất có thể gây hại cho hệ thần kinh của bé phát triển.

 

 

3. Đậu 

 

Đậu lăng, đậu đen, đậu pinto, đậu xanh.... bà mẹ mang thai sẽ có rất nhiều lựa chọn. Họ đậu chứa nhiều chất xơ và protein.

Protein rất quan trọng trong thời kỳ mang thai, nhưng chất xơ lại là người bạn tốt nhất của các bà mẹ mang thai trong chín tháng chờ đợi. Trong thai kỳ, đường tiêu hóa chậm lại, khiến bạn có nguy cơ táo bón và bệnh trĩ. Chất xơ có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm những vấn đề này.

Ngoài ra, thực phẩm có chứa chất xơ thường cũng rất giàu chất dinh dưỡng. Đậu là một trong những nguồn cung cấp rất tốt sắt, folate, calci và kẽm cho bà mẹ mang thai.

 

 

4. Khoai lang 

 

Khoai lang có chứa một lượng lớn tinh bột, bên cạnh đó, trong khoai lang còn có các acid amin, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, kẽm, sắt, magie, natri, kali…

Việc ăn bổ sung khoai lang cũng là một cách bổ sung thêm bột đường và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Khoai lang giúp bà mẹ mang thai tránh được táo bón, kích thích tiêu hóa, cân bằng lượng đường trong máu…

 

5. Bỏng ngô và ngũ cốc

 

Các loại ngũ cốc rất quan trọng trong thời kỳ mang thai bởi chúng có một lượng lớn chất xơ và các chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin E, selenium và dinh dưỡng thực vật - các hợp chất thực vật bảo vệ tế bào.

Không chỉ bắp ngô, bà mẹ mang thai cũng có thể sử dụng rất nhiều các loại ngũ cốc khác đều có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, từ bột yến mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt lúa mạch...

 

6. Quả óc chó 

 

Quả óc chó có rất nhiều lợi ích đối với tim mạch, quả óc chó chứa nhiều acid béo omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa.

Các bà mẹ không thích cá hay trứng, nhưng vẫn cần một lượng omega 3 rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi có thể sử dụng quả óc chó. Quả óc chó là một trong những nguồn giàu omega - 3 thực vật cần thiết cho cơ thể.

 

7. Sữa chua Hy Lạp 

 

Sữa chua là một nguồn tuyệt vời cung cấp calci, đây cũng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống khi mang thai. Nếu bà mẹ mang thai không đủ can xi, sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và làm giảm lượng calci trong xương và răng của người mẹ.

Mục tiêu trong thời kỳ mang thai là đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của người mẹ. Điều tốt nhất là có một chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ để cả hai mẹ con đều khỏe mạnh.

Calci sẽ giúp giữ cho xương của bạn còn nguyên vẹn trong khi hình thành một bộ xương khỏe mạnh cho em bé của bạn.

 

8. Các loại rau màu xanh đậm 

 

Rau bina (rau chân vịt), cải xoăn, củ cải Thụy Sĩ, và các loại rau lá xanh khác có chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin A, C và K... Các loại rau có màu xanh đậm còn có tác dụng tác dụng rất lớn đến sức khỏe của mắt. 

Các nghiên cứu cho thấy ăn nhiều loại rau có lá màu xanh đậm có thể giúp bạn bảo vệ mắt khỏi sự xâm hại của tia cực tím. Các chất chống ô xy hóa lutein và zeaxanthin tìm thấy trong các loại rau như cải xoăn, rau bina... giúp chống lại sự phá hoại của các tia UV đối với mắt người.

 

9: Thịt nạc 

 

Thịt nạc là một nguồn tuyệt cung cấp lượng lớn protein có giá trị cao. Thịt bò và thịt lợn là lựa chọn rất tốt, do hai loại thịt này ngoài việc rất giàu protein, chúng còn chứa choline.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Sắt rất quan trọng cho bà mẹ mang thai để hình thành tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé, vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.

 

10. Trái cây nhiều màu sắc 

 

Ăn nhiều loại trái cây có nhiều màu sắc: xanh lá, đỏ, cam, vàng, tím, trái cây và rau quả màu trắng sẽ đảm bảo rằng bạn và em bé nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi nhóm màu sắc cung cấp các vitamin khác nhau, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Trong giai đoạn sau của thai kỳ, em bé được nếm các loại thực phẩm bạn ăn thông qua nước ối. Do vậy, nếu bà mẹ mang thai tiếp xúc với bé bằng những loại trái cây và rau có chất lượng tốt, sẽ làm tăng khả năng chấp nhận các hương vị khác nhau sau này của trẻ.