>> Bài thuốc dân gian điều trị chậm kinh nguyệt
Sắt là thành phần quan trọng để tổng hợp Hemoglobin - thành phần quan trọng thực hiện chức năng của hồng cầu. Việc thiếu hụt sắt sẽ gây thiếu máu và các rối loạn trong cơ thể. Để phòng ngừa thiếu sắt, có thể bổ sung qua những thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày.
Gan động vật như lợn, gà, bò,... đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt, 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt. Tuy nhiên, để loại bỏ phần nào các độc tố có thể tồn tại trong gan, cần rửa sạch máu đọng, nấu chín kĩ gan trước khi sử dụng.
Lưu ý: những bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch không nên ăn gan lợn
bởi trong gan lợn chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. (Nguồn: camnangsuckhoe)
Thịt bò là nguồn bổ sung sắt vô cùng phong phú, giúp cải thiện Hemoglobin trong cơ thể. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt. Phần thịt gân và mỡ thì có hàm lượng sắt thấp hơn trong thịt nạc. Ngoài ra nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất trong thịt bò chính là protein. Theo các chuyên gia, protein trong thịt bò chứa nhiều acid amin, aixt gốc ni-tơ, trong quá trình tiêu hóa chúng sẽ biến protein thành đường hữu cơ, cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như kẽm, vitamin, protein thực vật,... Đặc biệt, hạt bí cũng chứa rất nhiều sắt, trong 100g hạt bí ngô có chứa đến 15mg sắt. Bí ngô đặc biệt thích hợp cho người gầy hay người mới ốm dậy.
Các loại đỗ đều mang trong mình lượng sắt dồi dào. Ngoài ra, chúng rất giàu molypden - một loại dưỡng chất cần trong việc hấp thụ sắt và thúc đẩy hoạt động của các enzym. Nên ngâm đỗ qua đêm trước khi sử dụng để có tác dụng tốt nhất.
Các loại đỗ này còn chứa một hàm lượng kẽm khá cao, vì thế
rất hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng đau bụng trong những ngày kinh nguyệt.
(Nguồn: tacdung69)
Bông cải xanh bên cạnh bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C, còn chứa rất nhiều sắt giúp cải thiện lượng máu trong cơ thể. Trong 100g bông cải xanh có chứa tới 2,7mg sắt. Ngoài bông cải xanh thì các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, cần tây,... cũng đều là những thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết để hấp thụ sắt.
Không chỉ bổ sung sắt, bông cải xanh còn chứa nhiều chất chống lão hóa, làm giảm nguy cơ gây ung thư.
(Nguồn: baomoi)
Khoai tây là thực phẩm bổ sung sắt rất hữu ích cho cơ thể. Trong 100g khoai tây có chứa 3,2mg sắt. Nên sử dụng khoai tây thường xuyên nhưng hạn chế ăn khoai tây rán vì nó chứa nhiều chất béo từ dầu, không tốt cho sức khỏe.
Các loại hải sản: tôm, cua, hào, cá,... được xếp vào danh sách thực phẩm trị thiếu máu vì chúng chứa khá nhiều sắt. Trong 100g cua đồng có chứa 4,7mg sắt, 100g cua biển là 3,8mg, 100g tôm khô là 4.6mg,... Ngoài ra các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, loại vitamin này cũng rất tốt cho máu.
(Nguồn: suckhoegiadinh)