Khỏe đẹp

Tác hại nghiêm trọng của việc thức khuya

Nhiều người quan nhiệm rằng làm việc vào đêm yên tĩnh và hiệu quả hơn. Nhưng có đúng thật như vậy không?

Nhiều người quan nhiệm rằng làm việc vào đêm yên tĩnh và hiệu quả hơn. Nhưng có đúng thật như vậy không?

 

Hiện nay, thức khuya đang trở thành thói quen khó bỏ của không ít người, nhất là những người làm công việc kỹ sư, IT, thiết kế, nhà báo…Cứ tưởng chẳng gây hại gì nhưng ẩn sau thói quen này là những "lưỡi hái Tử thần".

Ngày nay do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, nhiều người phải làm việc quá sức để chạy cho kịp deadline. Thói quen ngủ vào lúc 1 giờ hay 2 giờ sáng và dậy vào lúc 8 hay 9 giờ sáng hôm sau sẽ gây cho bạn một trạng thái mệt mỏi, uể cả ngày hôm sau, không thể tập trung vào làm việc.

Thức khuya là con đường tới cửa tử ngắn nhất

Thức khuya, ngủ muộn làm mọi cơ quan trong cơ thể ảnh hưởng nhiều vô kể. Kết quả là sức khỏe giảm sút, hệ thống miễn dịch suy giảm gây nên bệnh tật.

Nhìn vào bức hình mô tả đồng hồ sinh học cơ thể dưới đây, bạn có thể hình dung việc hậu quả của việc thức khuya thế nào nhé.

thức khuya

Tác hại của việc thức khuya đến nội tạng ( Nguồn: vtc )

1. Làn da bị lão hóa nhanh, chóng già

Người thường xuyên thức khuya trong thời gian dài nhìn da nhợt nhạt, dễ nổi mụn, mắt thâm quầng, nếp nhăn xuất hiện nhanh và nhiều vô kể. Đó là bởi khoảng thời gian 23h-4h là thời điểm tế bào da được tái tạo nhanh gấp đôi, lượng collagen sản sinh để trẻ hóa da lúc này cũng tăng tốc mạnh nhằm tiêu diệt chất có hại và phục hồi các tế bào da tổn thương.

Vậy mà vì công việc, áp lực cuộc sống khiến chúng ta thường xuyên bỏ lỡ "thời điểm vàng son" này. Thật là uổng phí.

2. Trí nhớ suy giảm, ảnh hưởng đến sự tập trung

Nghiên cứu của ĐH California, Los Angeles đã tìm ra, người có thói quen thức khuya , ngủ muộn có trí nhớ suy giảm cao gấp 5 lần bình thường. Hay còn gọi là hiện tượng “não cá vàng”.

 

3. Tâm lý bất ổn

Một tác hại điển hình của việc thức khuya là ảnh hưởng đến tâm lý, khiến chúng ta dễ nổi giận, dễ hoang tưởng, hànhh xử thiếu kiềm chế và gặp ảo giác.

Lý do là bởi, não bộ phải làm việc quá tải, không được nghỉ ngơi hợp lý, dễ làm cơ thể rơi vào trạng thái stress, tinh thần không thoải mái.

4. Nguy cơ ung thư và vô sinh

Các chuyên gia khẳng định, rất nhiều yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ. Điển hình là chất melatonin- nội tiết tố tự nhiên có tính chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa thiệt hại cho các tế bào có thể dẫn đến ung thư.

Ngoài ra, việc thiếu hụt melatonin sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh estrogen từ buồng trứng phụ nữ, tăng nguy cơ ung thư vú cũng như nguy cơ vô sinh.

5. Nguy cơ béo phì

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sleep cho thấy, thói quen ngủ muộn có liên quan đến sự gia tăng chỉ số khối cơ thể BMI. Ngay cả những người ngủ đủ 8 tiếng nhưng thường xuyên thức khuya cũng có ảnh hưởng. Nghiên cứu này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của giờ nào bạn đi ngủ chứ không phải số giờ ngủ được.

6. Làm tăng lượng đường trong máu

Một nghiên cứu trên Tạp chí Science Translational Medicine cho thấy, những người thường xuyên đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và đái tháo đường type 2.

Với một loạt các tác hại kể trên, nhất là với não bộ, hẳn các nhà báo, lập trình viên, thiết kế…sẽ không còn muốn đẩy mình xuống bờ vực thẳm nữa.

Ghi nhớ: Ngủ trước 23h đêm. Đừng là “cú đêm” mà hãy “ngủ như gà”

Thức khuya triền miên ít khi giết chết người ta ngay lập tức, những nó sẽ gây ra một cái chết từ từ. Đến một thời điểm nào đó, khi đã đạt giới hạn cho phép, cơ thể chúng ta sẽ xuống dốc không phanh đến tận cửa tử.

Buổi tối là thời điểm vàng để hệ thống miễn dịch cơ thể bài tiết các chất độc hại và hồi phục chức nang 1 số cơ quan.

thức khuya

Đừng từ bỏ giấc ngủ của bạn ( Nguồn: vtc )

Người trưởng thành cần phải ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, đối với thanh thiếu niên phải ngủ đủ 10 tiếng. Nếu như thường xuyên thức khuya, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hô hấp rất dễ bị rốn loạn, đặc biệt là não bộ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cơ chế này sẽ bị bẻ gẫy nếu bạn đi ngược với quy luật của đồng hồ sinh học. Dù hôm sau bạn dùng gấp đôi thời gian để ngủ cũng không thể bù đắp được.các cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ hoạt động để tự phục hồi từ 21h - 5h sáng. Quan trọng hơn hết, từ 23h đến 1h sáng là thời gian bài độc của gan, cần phải trong trạng thái ngủ say.

Vì thế chúng ta đừng thức khuya làm việc quá nhiều, hãy chú ý chăm sóc đến sức khỏe và ngủ trước 23h nhé.

 

>> Kinh nguyệt kéo dài 15 ngày thì có đáng lo ngại không

>> 5 giải pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ ung thư da

Hoàng Vy

(Nguồn: Tổng hợp)